CÁC LOẠI PHÂN BÓN CHO THANH LONG ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT HIỆN NAY

Thanh Long là một trong những sản phẩm cây ăn quả được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay, không chỉ mang đến vị thanh mát, ngọt dịu, mát, mềm, ngon miệng mà còn có giá trị xuất khẩu cao. Để đạt được những ưu điểm đó, việc lựa chọn phân bón cho thanh long giữ vai trò vô cùng quan trọng quyết định cây sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất. Vậy những loại phân bón cho thanh long được ưa chuộng nhất hiện nay là gì?

1. Cây Thanh Long có những đặc điểm gì?

Cây thanh long thuộc họ xương rồng, đây cũng là một trong những loại cây ăn trái thích hợp với khí hậu nhiệt đới chịu hạn rất tốt với nhiệt độ thích hợp từ 21 – 29°C, nhiệt độ tối đa khoảng 38 – 40°C với lượng mưa 800 – 2000mm/năm. Bởi vậy mà cây thanh long chịu ảnh hưởng quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài.

Đây cũng là loại cây ăn trái lâu năm, thời gian sinh trưởng quanh năm và rất thích hợp với nhiều loại đất khác nhau như: Đất phèn và phù sa ( ĐBSCL) và đất xám bạc màu ( Bình Thuận), đất đỏ ( Long Khánh)… Bình Thuận được coi là địa phương rất thích hợp trồng thanh long. Cây thanh long thích ứng các độ pH đất khác nhau, chịu mặn kém nên khi trồng thanh long chọn các đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 – 50cm, độ pH thích hợp trong khoảng 5 – 7.

Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, không chịu được lạnh để cây sinh trưởng và phát triển tốt nên trồng ở những nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây ốm yếu, còi cọc và lâu ra quả. Còn nếu trồng ở nơi có nhiệt độ ánh sáng quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của thanh long. Đặc biệt, cây thanh long có khả năng chịu hạn nhưng lại không chịu được úng để cho cây phát triển tốt cho ra trái nhiều, to, mọng, ngọt việc cung cấp đầy đủ nước là việc rất cần thiết.

Mỗi năm có thể thu hoạch quả thanh long 3 vụ, nhà vườn cần cung cấp lượng dinh dưỡng lớn để cây không bị suy kiệt sau mỗi vụ và đủ sức để cho năng suất các vụ tiếp theo, tránh tình trạng năm được mùa, năm mất mùa. Ở giai đoạn trồng mới cây cần rất nhiều đạm, lân, kali để phát triển cành và rễ. Bởi vì cành và rễ khỏe thì cây mới cho thu sớm và đạt được năng suất cao. Nếu như cây thiếu đạm, lân cây phát triển còi cọc, cành nhỏ không đủ khả năng nuôi trái.

2. Kỹ thuật trồng cây Thanh Long đạt hiệu quả cao

2.1 Thời vụ thích hợp trồng Thanh Long

Cây Thanh Long được trồng quanh năm, thời điểm xuống giống thích hợp nhất vào các tháng như sau:

– Tháng 10 – 11: Đây được coi là thời gian thích hợp, thuận lợi để trồng Thanh Long với nguồn hom giống dồi dào do trùng vào lúc tỉa cành, độ ẩm cũng vào cuối mùa mưa, còn ở các vùng đất thấp mùa này tránh được nguy cơ ngập úng.

– Tháng 4 – 5: Ở các vùng thiếu nước tưới thì nên trồng vào đầu mùa mưa.

2.2 Chuẩn bị đất

Chuẩn bị đất trồng là việc rất quan trọng cho cây phát triển từ giai đoạn đầu, để cây Thanh Long phát triển tốt nhất nên trồng ở vùng đất cát hay đất thịt pha cát. Nếu ở những nơi đất cao nên cắm cọc, đào lỗ xuống trụ, sau khi chôn xong trụ đào âm quanh trụ sâu từ 1- 20 cm, đường kính 1,5m bón lót rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.

Nếu đất thấp thì chiều cao mặt liếp so với nước trong mương khoảng 40cm, nếu bị ngập nước một vài tuần nhánh thanh long sẽ vàng, rút nước phải bón phân để cây phục hồi lại nhưng năng suất sẽ không cao.

2.3 Chuẩn bị cây trụ

Hiện nay có nhiều nhà vườn sử dụng trụ xi măng để trồng Thanh Long hoặc bạn có thể dùng trụ gỗ, trụ gạch để cây sống. Trụ có kích thước dài 2 – 2,2m, cạnh vuông từ 15 – 20cm. Khi trồng phần mặt đất cao khoảng 1,5 – 1,6m phần chôn dưới dất khoảng 0,5 – 0,6m, ở phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài 20 – 25cm được bẻ cong làm giá đỡ cho cành thanh long. Sử dụng trụ thấp sẽ giúp cho sự cao dần lên của cây, nhưng nếu trụ thấp quá thì nhánh thanh long sẽ rũ xuống đất, ít quả do cành ngắn.

2.4 Chuẩn bị hom giống

Nên chọn những cành đạt tiêu chuẩn như: Tuổi cành trung bình 1 – 2 năm tuổi trở lên, những cành đã cho trái vụ trước và không nên chọn những cành vừa mới cho trái. Chọn các cành có gốc cành bắt đầu hóa gỗ nhằm hạn chế bệnh thối cành khi đặt hom xuống đất, với chiều dài hom tốt nhất từ 50 – 70cm, hom khỏe, mập mạp có màu xanh đậm, các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng này chồi tốt chọn hom xong để nơi thoáng mát trên nền đất khô ráo sau 10 – 15 ngày hom bắt đầu nhú rễ thì đem đi trồng.

Nên trồng Thanh Long ở mật độ 1.100 – 1.200 trụ/ha với khoảng cách 3m x 3m giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Cách trồng như sau:

  • Đặt 3 – 4 hom quanh trụ, đặt hom cạnh 0 – 5 cm để tránh thối gốc do đất ẩm.
  • Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này hom ra rễ và bám nhanh vào trụ hơn.

3. Kỹ thuật bón phân cho thanh long đạt hiệu quả năng suất cao

Để giúp cho bà con trồng thanh long đạt hiệu quả, năng suất cao ở các vùng khác nhau, mỗi giống thanh long có đặc tính sinh trưởng và năng suất khác nhau nhưng đều có nhu cầu các chất dinh dưỡng trong từng thời kỳ sinh trưởng.

Lượng bón sử dụng cũng phụ thuộc vào đất canh tác cũng như thời tiết, khí hậu ở vùng đó, nếu thanh long trồng ở những vùng đất giàu dinh dưỡng thì bà con có thể giảm lượng phân bón, còn ở những vùng đất nghèo cằn cỗi thì tăng lượng bón mới có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *