Đặc điểm sinh thái cây bưởi
Cây bưởi thuộc nhóm cây có múi có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, sau đó được trồng phổ biến ở nước ta. Đây cũng là loại quả có vị vô cùng ngon, ngọt được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và mang lại giá trị kinh tế nhất định.
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng đối với sinh trưởng cũng như năng suất, chất lượng của bưởi. Do đó, yếu tố lựa chọn nhiệt độ thích hợp để cây bưởi sinh trưởng và phát triển từ 23 – 29°C, trong đó nhiệt độ thấp hơn 12,5°C và cao hơn 40°C cây ngừng sinh trưởng.
Bởi vậy mà nhiệt độ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát triển của cây. Với cường độ ánh sáng thích hợp là 10.000 – 15.000 lux ( tương đương nắng sáng lúc 8 giờ hoặc nắng chiều lúc 16 giờ). Bưởi rất ưa sáng hơn các loại cây có múi khác, nhưng vẫn cần chế độ ánh sáng thích hợp. Khi nhiệt độ ánh sáng lên đến 100.000 lux vào mùa hè dễ làm trái bưởi bị nám nắng, ảnh hưởng đến phẩm chất và giá trị thương phẩm của trái bưởi. Khi trồng bưởi nên bố trí mật độ trồng và khoảng cách trồng hợp lý, điều chỉnh chế độ chiếu sáng, cắt tỉa cành, trồng cây che bóng để hạn chế trái bị nám nắng.
Nên bổ sung nhiều nước vào thời kỳ ra hoa để cây có nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây ra hoa đậu trái, với độ ẩm thích hợp nhất là 70 – 80%. Trong mùa hè nóng nực cần phải tưới nước và lượng muối NaCl trong nước tưới không quá 3g/lít nước.
Kỹ thuật trồng và bón phân cho bưởi
Thời vụ thích hợp trồng bưởi
Thời điểm lý tưởng thích hợp để trồng bưởi đó là vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa, tức đầu tháng Giêng hoặc đầu tháng Tám hàng năm thời điểm này giúp cho cây phát triển tốt và cho ra trái vào đúng mùa vụ.
Chọn đất trồng như thế nào?
Lựa chọn đất trồng cây bưởi nên chọn các loại đất giàu dinh dưỡng, có độ tơi xốp, đất có tầng dày từ 1m trở lên, giàu mùn, thoát nước tốt cùng khả năng thông thoáng tốt với độ pH nước từ 5,5 – 7 có hàm lượng hữu cơ cao > 3%, không bị nhiễm mặn và mực nước ngầm thấp dưới 0,8m.
Kỹ thuật trồng cây bưởi hiệu quả
Một số cách giúp trồng cây bưởi hiệu quả nên lựa chọn biện pháp giâm cành từ cây mẹ khỏe mạnh, lựa chọn cành cẩn thận, không sâu bệnh và có nhiều mầm lá xanh tốt. Sau đó mang cành đem ngâm trong dung dịch kích rễ qua đêm để cành có thể ra rễ nhanh chóng, tiếp theo chuẩn bị một bầu đất với đất thịt giàu dinh dưỡng và có trộn phân hữu cơ và thêm xơ dừa vào để tăng hàm lượng dinh dưỡng khi trồng. Sau đó giâm cành cây bưởi vào trong bầu đất để chúng có thể phát triển và mọc rễ, hình thành cây non khỏe mạnh.
Khoảng cách trồng bưởi hợp lý để cây phát triển khỏe mạnh
Bạn cần đào hố đất sẵn sâu với kích thước khoảng 30 – 40cm, sau đó trộn đất trong hố với phân hữu cơ rồi rắc vôi bột để khử trùng và ủ hố đất đó trong vòng 1 tháng trước khi trồng. Tiếp theo, bạn đem bầu đất chứa cây bưởi non đã trồng trước đó, xé bỏ nilon bọc bên ngoài đặt bầu đất vào trong hố, lấp đất lại cho kín rễ cây và sát gốc. Sau đó có thể dùng cọc chống cố định cho cây non đứng thẳng, không bị đổ rồi tưới nước chăm sóc cho cây thường xuyên giúp cây khỏe mạnh và mau lớn. Khi xuống giống nên tỏa bớt lá, đặt cây thẳng khi có nhiều cành bên và đặt hơi nghiêng khi có ít cành bên.
Hoặc bà con có thể dùng phương pháp ghép để hệ số nhân giống cao, tận dụng ưu thế của gốc ghép. Đặc biệt, cây chống chịu đổ ngã tốt, tăng tuổi thọ và giữ lại được các tính tốt của cây đầu dòng, phương pháp này cũng được nhiều bà con sử dụng trong việc nhân giống cây trồng.
Nên tủ gốc giữ ẩm trong mùa hè nắng nóng bằng rơm rạ khô, mùa mưa nên cách gốc khoảng 20cm. Lưu ý cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, chống xói mòn, tăng thu nhập. Khi cây lớn có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ đất ẩm và chống xói mòn đất, khi cây phát triển mạnh phải cắt bỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.
Hướng dẫn bón phân cho cây bưởi đạt năng suất cao
Trước khi bón phân cho cây bưởi nên cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây và xới xáo mặt đất trước khi bón hoặc đào rãnh, rãnh sâu khoảng 5 – 10cm, rộng 20 – 30 cm cho phân vào và lấp đất lại không cuốc quá sâu có thể gây đứt rễ. Tuy nhiên, ở các vùng miền Đông Nam Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên dựa theo hình chiếu của tán cây sẽ đào những hố xung quanh gốc, sâu 20 – 30 cm, rộng 20 – 30 cm, cho phân vào và lấp đất lại, tưới nước hoặc bón rãnh làm bồn để bón phân.
Đào rãnh xung quanh gốc bón phân cho bưởi giúp cây hấp thụ dinh dưỡng từ từ
Khi cây giao tán rồi không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc đào nhẹ lớp đất xung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại. Khi bón phân cho bưởi xong cần tưới nước để phân tan, cung cấp cho cây bưởi. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách thức bón phân cho bưởi theo cách sau:
Kỹ thuật bón phân giai đoạn kiến thiết
Bón phân cho bưởi được chia làm nhiều giai đoạn ứng với từng giai đoạn phát triển của cây trồng, từ giai đoạn cây non mới trồng đến lúc cây trưởng thành và sau thu hoạch.
Vì vậy trong khoảng thời gian cây 1 – 3 năm tuổi được coi là thời kỳ kiến thiết cơ bản, phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Sau đó có thể tưới phân DAP ( 40gr/10 lít nước) tưới cho một gốc bưởi ( 1 tháng/lần) hoặc có thể sử dụng phân tôm, phân cá ủ để tưới cho cây bưởi. Cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cho cây phát triển nhanh.
Sử dụng phân bón lá phun lên cây để hỗ trợ dinh dưỡng giúp cho cây bưởi phát triển, hấp thu chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cây giúp trái lớn nhanh, cứng trái, mẫu mã đẹp tăng năng suất cây trồng cải thiện tình trạng nhiễm mặn do nguồn nước.
Trong giai đoạn kiến thiết này nhà vườn có thể tận dụng phần đất trống để xen cây trồng khác nhưng phải có sự tính toán để tránh tình trạng không bị cạnh tranh dinh dưỡng, sâu bệnh, thiếu ánh sáng để quang hợp.
Kỹ thuật bón phân thời kỳ kinh doanh
Trong giai đoạn cho trái cây bưởi phát triển rất nhanh đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn và tỷ lệ NPK của mỗi giai đoạn cũng khác nhau, vì vậy trong thời kỳ kinh doanh này nên bón phân cho bưởi 6 lần như sau:
Với công thức phân bón dành cho cây bưởi 5 năm tuổi: 700g N + 450g P205 + 700g K20 + 260g CaO + 5Kg hữu cơ. Hàng năm tăng 20% số lượng phân cho cây bưởi như sau:
+ Sau thu hoạch: Bón 25% đạm + 25% lân + 10 – 30 kg hữu cơ/gốc/năm.
+ Bốn tuần trước khi cây ra hoa: Bón 25% đạm + 50% lân+ 25% kali.
+ Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali.
+ Giai đoạn quả phát triển: Bón 25% đạm + 25% kali.
+ Một tháng trước thu hoạch: Bón 25% kali.
Chăm sóc vườn bưởi giai đoạn này hết sức quan trọng, bởi mất cân đối về dinh dưỡng để nuôi trái, cây bị kiệt sức không được chăm sóc và bón phân đúng định kỳ sẽ làm cho cây ra hoa và đậu trái không đủ dinh dưỡng nuôi toàn bộ lượng trái dẫn đến rụng hoa và rụng trái non. Để hạn chế tình trạng rụng hoa, trái non ngoài cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nên bổ sung phân bón Max Fruit Canbo giúp tăng khả năng đậu trái, trái lớn nhanh, da bóng đẹp, hạn chế hiện tượng thối trái, nứt trái, rụng hoa và trái non.